A: Số 78, Đường Giải Phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội

E: pcc@bachmai.edu.vn

P: 0243.869.3731 (Máy lẻ 6821)

Phòng tránh ngộ độc

 Ngoài tự tử do cố ý và rất khó ngăn chặn, mọi vụ ngộ độc mà xảy ra ở nhà do vô tình hoặc nhầm lẫn đều có thể phòng ngừa được. Ngộ độc nhiều khả năng xảy ra ở trẻ em dưới sáu tuổi, tuy nhiên hãy nhớ rằng mọi lứa tuổi đều có thể bị ngộ độc. Trẻ em rất tò mò, muốn khám phá và chơi với các loại thuốc và các đồ dùng gia dụng. Phần lớn các vụ ngộ độc xảy ra tại nhà riêng của bạn. Hãy nhớ rằng: ngộ độc thường xảy ra khi thói quen hàng ngày bình thường của bạn bị gián đoạn hoặc trong lúc căng thẳng. Hãy cảnh giác và đề phòng ngộ độc!

Phòng tránh ngộ độc cho người già (60+)

  • Có người nhắc uống thuốc, quản lý thuốc hoặc có máy báo uống thuốc, có các lọ đựng thuốc theo liều hàng ngày để đảm bảo sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian. Chú ý để xa thuốc khỏi tầm tay trẻ em.
  • Mang theo một danh sách tất cả các thuốc mà bạn đang dùng, giống như giấy phép lái xe hay CMTND của bạn, điều này sẽ giúp bạn tránh được các tương tác thuốc nguy hiểm phòng khi cấp cứu, khi mà có thể bạn không thể cung cấp thông tin cho cán bộ y tế.
  • Đeo kính khi lấy thuốc để uống.
  • Bật đèn khi lấy thuốc vào buổi tối để tránh nhầm lẫn, không quên nhìn lại nhãn mác mỗi lần lấy thuốc.
  • Cẩn thận rằng trầm cảm ngày nay rất nhiều, nói chuyện với các thành viên trong gia đình để tránh trường hợp tự tử gây ngộ độc.
  • Chú ý khi trẻ em hàng xóm đến chơi nhà của bạn.

 

Làm thế nào để sử dụng thuốc an toàn?

      Việc nhầm lẫn có thể xảy ra khi bạn sử dụng thuốc. Sau đây là một vài bí quyết để bạn sử dụng thuốc an toàn:

  • Đọc kỹ nhãn mác để bảo đảm chắc chắn bạn dùng đúng thuốc và đúng số lượng.
  • Chỉ sử dụng thuốc được kê cho bạn, sử dụng thuốc của người khác có thể rất nguy hiểm.
  • Bật đèn khi bạn lấy thuốc vào buổi tối.

 

             Khi bạn sử dụng một loại thuốc mới, phải hỏi bác sĩ và dược sĩ về các câu hỏi:

  • Dùng thuốc khi nào?
  • Dùng số lượng bao nhiêu mỗi lần?
  • Dùng thuốc trong bao nhiêu ngày?
  • Dùng thuốc khi no hay đói?
  • Ghi chép lại tất cả những điều căn dặn của bác sĩ, để không quên.

 

Làm thế nào để cấp phát thuốc an toàn?

Kết quả hình ảnh cho drug

Khi bạn kiểm soát thuốc của người khác và đưa thuốc cho họ dùng, luôn luôn đảm bảo rằng:

  • Đúng thuốc – Nhiều viên thuốc và lọ thuốc nhìn giống nhau, rất dễ lấy nhầm nếu bạn không chú ý.
  • Đúng số lượng – đọc kỹ hướng dẫn sử dụng về liều dùng để đảm bảo bạn lấy đúng số lượng.
  • Đúng người – Nhầm lẫn có thể xảy ra, cha mẹ bận rộn có thể đưa nhầm thuốc cho con.
  • Đúng thời gian – Phải hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ việc dùng thuốc khi nào và bao nhiêu lần trong ngày.

 

Bảo quản thuốc an toàn

Kết quả hình ảnh cho drug box

  • Đảm bảo rằng tất cả các hộp thuốc đóng kín nắp, các vỉ thuốc phải được đặt trong hộp khóa, đảm bảo rằng trẻ em không tự mở được và chú ý để tất cả thuốc xa tầm tay trẻ em. Tốt nhất nên có một tủ thuốc nhỏ treo cao trên tường và có khóa.  
  • Các thuốc đã hết hạn sử dụng phải bỏ đi, có thể mang ra các hiệu thuốc xung quanh để nhờ họ tiêu hủy.

 

Bảo quản các sản phẩm trong chính bao bì của nó

Kết quả hình ảnh cho chất tẩy rửa

Luôn luôn bảo quản các sản phẩm có thể gây nguy hiểm trong chính bao bì của nó, không được để ra ngoài cốc, chén, chai nước uống hoặc các bao bì khác.

Nên nhớ rằng, nếu đựng các sản phẩm không đúng với chai lọ của nó, có thể dẫn đến mất các thông tin:

  • Thành phần (tên và nồng độ)
  • Số lượng (thể tích trong chai đầy)
  • Các biểu tượng cảnh báo
  • Thông tin cấp cứu

   TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC - BV BẠCH MAI

Cùng chuyên mục

Dấu hiệu chất độc

Các dấu hiệu chất độc

Xử trí ngộ độc

Các biện pháp sơ cứu tại chỗ

Phòng Xét nghiệm độc chất - Trung tâm Chống độc

- Các xét nghiệm làm thường quy tại Phòng Xét nghiệm độc chất - Trung tâm Chống độc:
https://jex.com.vn/tin-tuc/cot-song.html https://qik.com.vn/