A: Số 78, Đường Giải Phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội

E: pcc@bachmai.edu.vn

P: 0243.869.3731 (Máy lẻ 6821)

Đẩy lùi bệnh lạ Quảng Ngãi chính là thành tựu

(ĐVO) - "Bệnh lạ Quảng Ngãi không phải là loại bệnh có một nguyên nhân, mà nó là tổng hợp của nhiều loại, nhiều nguyên nhân, và sau khi áp dụng các biện pháp phòng ngừa thì chúng ta đã ngăn chặn được bệnh này trong một thời gian. Đó chính là thành tựu. Còn không tiếp tục phòng ngừa đầy  đủ thì bệnh quay trở lại là điều khó tránh khỏi."

Liên quan đến căn bệnh lạ ở Quảng Ngãi đang tiếp tục quay trở lại, PV báo Đất Việt đã có cuộc trao đổi với PGS.TS.BS Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai xoay quanh căn bệnh này.

PV: Xin PGS.TS. BS cho biết, bệnh lạ ở Quảng Ngãi thực chất là bệnh gì? Xảy ra với ai? Trong điều kiện sống như thế nào?

PGS. TS. BS. Phạm Duệ: Theo tên chính thức của Bộ y tế, loại bệnh này là viêm da dày sừng bàn chân, bàn tay.

Theo quan điểm của riêng tôi, trong hội chứng được gọi là bệnh lạ ở Quảng Ngãi có chứa đựng nhiều yếu tố bệnh lý khác nhau, chứ không riêng gì một bệnh. Đã gọi là hội chứng thì có thể có nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật lên 2 hội chứng: thứ nhất là hội chứng viêm da dày sừng bàn chân, bàn tay; thứ hai là hội chứng tổn thương tế bào gan.

Hai hội chứng này là do một nguyên nhân gây ra hay hai nguyên nhân gây ra thì chưa xác định được. Nhưng những bệnh nhân tử vong được khảo sát cho thấy rằng, riêng hội chứng viêm da dày sừng bàn chân, bàn tay không thể gây chết người. Và nếu xảy ra tử vong thì bệnh này (viêm da dày sừng bàn chân bàn tay - PV) phải kết hợp với nhiễm trùng bội nhiễm. Bởi vì viêm da dày sừng bàn tay gây nứt kẽ rồi khi đi ruộng nương, dẫm vào phân trâu, phân bò, chất thải gia cầm gia súcsẽ gây nhiễm trùng, dẫn đến nhiễm trùng máu, gây nên tử vong. Chứ nếu chỉ là bệnh viêm da dày sừng bàn chân bàn tay đơn thuần thì chữa rất nhanh khỏi, và không thể gây nên tử vong được.

Thực tế, những ca tử vong trước kia, khi chúng tôi vào xác định cũng phát hiện thấy bị nhiễm trùng máu. Còn nhiều bệnh nhân tử vong vì bệnh lạ Quảng Ngãi đều có hội chứng tổn thương tế bào gan, có những bệnh nhân đã tử vong, có bệnh nhân chưa tử vong, đặc biệt là những bệnh nhân đã chết bị tổn thương tế bào gan nặng nề, dẫn đến hôn mê gan, suy gan cấp, suy đa tạng cấp.

Các kết quả khám nghiệm, xét nghiệm cho phép kết luận, có viêm gan do nhiễm độc, cả tình trạng mãn và cấp, cấp trên nền mãn. Khảo sát viêm gan nhiễm độc cấp thì có nhiều nguyên nhân, nhưng hiện tại ở Quảng Ngãi đã phát hiện nguyên nhân độc tố do nấm. Độc tố do nấm ấy đã được tìm thấy trong gạo của ngư ời dân mà được gọi là gạo ủ, thóc ủ. Những loại nấm độc này nó phù hợp với bệnh viêm gan nhiễm độc của những bệnh nhân tử vong, hoặc những bệnh nhân không tử vong nhưng có tổn thương gan.

Vì vậy, tôi nghĩ có thể bệnh viêm da dày sừng bàn chân bàn tay vốn có rất nhiều nguyên nhân, nhưng viêm gan nhiễm độc là một trong những nguyên nhân gây nên tử vong. Và viêm gan nhiễm độc do nấm độc từ lúa ủ bị nhiễm nấm độc.

PV: Xin bác sỹ cho biết nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh viêm da dày sừng bàn chân bàn tay?

PGS. TS. BS. Phạm Duệ: Theo tài liệu khoa học thế giới họ định nghĩa, viêm da dày sừng bàn chân bàn tay là do một sự kích thích viêm mãn tính đối với bề mặt da. Trong đó có các tác nhân như do cọ xát đè nén. Chân người nông dân hay đi đất, đi ở nền gạch đá, đi đường xi măng, dẫm trên những đường đá lổn nhổn.... nên da bàn chân đã dày hơn người đi giày dép. Đấy chính là yếu tố cọ xát.

Còn nhóm nguyên nhân thứ hai gây nên bệnh dày sừng là do bức xạ, nhiệt, kích thích nóng. Ở khu vực Ba Tơ, có cả đường đất, đá, đường xi măng. Khí hậu nơi này lại nóng quanh năm, nên đi trên nền xi măng, đườmg đá… là rất nóng. Đấy là yếu tố bức xạ, nhiệt, kích thích nóng.

Nhóm nguyên nhân thứ ba là do nhiễm trùng. Trong đó có nhiễm vi khuẩn, nhiễm vi rút, nhiễm nấm... 

Nhóm nguyên nhân thứ tư là nhóm hoá chất tức là nguyên nhân nhiễm độc. Hoá chất có thể kích thích tại chỗ. Ví dụ, trong các độc chất có thể gây nên hội chứng viêm da dày sừng có thể là do asen, dioxin, một sô loại hóa chất clo hữu cơ...

Đó là 4 nhóm nguyên nhân gây nên bệnh viêm da dày sừng bàn chân bàn  tay. Tại hiện trường Quảng Ngãi, đã thấy các nguyên nhân như cọ xát, đè nén do đi chân đất, kích thích nóng do mặt đường ximăng. Sau đó đã vận động người dân mua dép để đi, nhưng mua về họ có đi hay không thì tôi không rõ. Với xứ nóng, đi chân đất nhiều nên da chân họ dày lên, sau đó lại lội suối, đi rừng, dẫm vào phân trâu bò đã gây ra viêm nhiễm, nhiễm trùng, gây sốt làm cho bệnh trở nên phức tạp.

Nếu bệnh viêm da dày sừng đơn thuần thì chữa rất nhanh khỏi, nhưng cũng vẫn có thể bị dày sừng trở lại nếu không duy trì mang dày dép.  Nhưng những bệnh bị tử vong của Qu ảng Ngãi thì không chỉ bị Viêm da dày sừng mà còn bị viêm gan nhiễm độc  Những kết quả sinh thiết và tử thiết gan đã cho kết quả xác nhận tình trạng viêm gan nhiễm độc cấp trên nền xơ gan, tức là cấp trên nền mãn. Thực tế là có nhiều người bị đi bị lại bệnh, có nhiều đợt đi viện điều trị và đỡ nhưng về nhà 1 thời gian lại nặng lên và có người đến đợt thứ 3, thứ 4 bị nặng quá thì chết.

PV: Theo ý kiến của bác sỹ và nhiều chuyên gia, nguyên dân là do gạo mốc, gạo ủ thì cơ chế phát bệnh như thế nào?

PGS. TS. BS. Phạm Duệ: Như tôi đã nói ở trên, hội chứng được gọi là bệnh lạ bao gồm hội chứng viêm da dày sừng bàn chân, bàn tay và hội chứng tổn thương tế bào gan. Viêm da dày sừng bàn chân bàn tay như thế nào thì tôi đã nói ở trên. Còn những nguyên nhân gây nên gan nhiễm độc cũng có nhiều nguyên nhân, trong đó có nhiễm độc  hóa chất (asen...) và nhiễm độc nấm độc (sản sinh ra độc tố aflatoxin...) .

Nhiều chuyên gia y tế chúng tôi khi gặp “bệnh lạ Quảng Ngãi” như thế trong cuộc hội chẩn đầu tiên đều nghĩ đến là viêm gan nhiễm độc do asen. Nhưng asen tìm mãi không thấy, tất nhiên là vẫn phải tiếp tục tìm, vì có thể lúc này thì không thấy, nhưng lúc khác có thể lại thấy. Còn nguyên nhân thứ hai chúng ta đã tìm thấy là do nấm đã gây ra độc tố, gây ra hoại tử tế bào gan. Nguyên nhân này là phổ biến. Người dân khu vực này ở Quảng Ngãi quanh năm ăn gạo ủ, thóc ủ hay nói đúng hơn là gao là ra từ thóc ủ. Lúa mới cắt ngoài đồng về là đưa vào ủ luôn, không phơi.

Gạo ủ, thóc ủ sẽ lên men, khi đó có nhiều loại nấm, trong đó có nấm men làm cho gạo trở nên ngọt và thơm. Thế nên nhiều người khi được phát gạo của Chính phủ họ không ăn, họ bảo là nhạt lắm, ăn gạo ủ của họ ngọt và ngon hơn. Nấm men là vô hại, nhưng nếu là  nấm độc thì sẽ gây bệnh, đặc biệt là viêm gan nhiễm độc. Các xét nghiệm do Bộ Y Tế thực hiện cả ở trong nước và gửi ra nước ngoài đều đã tìm thấy nấm mốc độc loại có sinh ra độc tố aflatoxin trong gạo, thóc của đồng bào. Mà aflatoxin chính là độc tố của nấm độc đã từng là nguyên nhân của một số vụ ngộ độc nổi tiếng trên thế giới. Cơ chế gây chết người của nó là phá hủy tế bào gan, gây viêm gan nhiễm độc, nếu nhẹ sẽ dẫn đến xơ gan, nếu nặng dẫn đến suy gan cấp và tử vong. Thêm vào đó các kết quả sinh thiết  và tử thiết gan của bệnh nhân có “bệnh lạ” Quảng Ngãi đều thấy có tổn thương gan bao gồm xơ gan và hoại tử tế bào gan. Dù khả năng xét nghiệm của chúng ta hạn chế chưa xác đinh được trực tiếp aflatoxin ở trong gan của các bệnh nhân nhưng diễn biến lầm sàng với nhiều đợt tái phát và chết trong tình trạng suy gan cấp gợi ý cho ta “Bệnh lạ” ở Ba Điền,Ba tơ Quảng ngãi có thể là do loại nấm này. Và kết quả của phác đồ điều trị và dự phòng của Bộ Y tế trong đó cơ bản là phát gạo chính phủ cho bà con ăn, vận động bà con không ăn gạo từ thóc ủ đã cắt đứt được chuỗi bùng phát dẫn đến tử vong của căn bệnh. Và đó chính là cơ chế phát bệnh của nó.

Thêm vào đó, bệnh này nặng thêm vào mùa mưa. Cứ có mưa là có nhiều bệnh nhân và nhiều bệnh nhân nặng lên bệnh. Mưa khiến cho độ ẩm cao, nấm mốc phát triển mạnh nên khi ăn vào bệnh bùng phát lên. Nhưng một câu hỏi đặt ra là tại sao họ ăn từ xưa đến nay rồi mà bây giờ mới bị? Bào tử nấm nấm là thứ bay theo chiều gió, trôi theo dòng nước. Trước đây họ ở nhà mới không có nấm mốc. Nhưng bây giờ nhà sàn ở lâu rồi nó cũ rồi, theo năm tháng nấm, theo gió mưa bào tử nấm đến cư trú, đọng vào các bao thóc, gạo, và ở lại trong nhà , trong kho, càng ngày càng phát triển lên. Những năm trước rải rác đã có rồi, nhưng không ai biết, bây giờ mới nhiều lên và bùng phát.

Tất nhiên, không thể đổ lỗi cho một mình loại nấm này, còn có nhiều độc chất khác nữa, nhưng trong thời điểm này, chúng ta chưa xác định được các độc chất khác là gì, nhưng chỉ với một nguyên nhân này chúng ta đã áp dụng biện pháp phát gạo cho dân ăn thì đã giảm, giảm rõ ràng. Tức là biện pháp phòng ngừa đã có tác dụng. Nhưng có thông tin từ Quảng Ngãi là từ tháng 12 năm 2012 hết gao Chính phủ phát rồi nên người dân lại quay lại ăn gạo ủ và tháng 2-3 bệnh lại xuất hiện. Tất nhiên chính phủ không thể có gạo mà phát mãi và người dân cũng không thể ngồi yên mà không lao động sản xuất. Vì vậy HƯỚNG DÂN NGƯỜI DÂN TIẾP TỤC TRỒNG LÚA NHƯNG PHƠI KHÔ, QUẠT SẠCH TRƯỚC KHI CẤT TRỮ LÀ BIỆN PHÁP CƠ BẢN LÂU DÀI ĐỂ PHÒNG TRÁNH CĂN BỆNH NÀY. Thóc gặt về cần phơi kho giòn rồi đựng TRONG CÁC TÚI ĐỰNG MỚI, NHÀ KHO MỚI NƠI KHÔ RÁO THOÁNG SẠCH, TRÁNH DÙNG LẠI BAO TẢI CŨ, NHÀ KHO CŨ, THÙNG THÓC CŨ ĐÃ TỪNG ĐỰNG THÓC Ủ.

Ngoài ra còn phải cải thiện bữa ăn, bổ sung các chất dinh dưỡng, vì người dân quá thiếu vi chất, suy dinh dưỡng dẫn đến sức đề kháng yếu. Quanh năm bữa ăn người dân không có thịt cá. Họ đi bắt những con nòng nọc ngoài đồng rồi về làm mắm hoặc kho để ăn thì làm gì không suy dinh dưỡng.

PV: Xin bác sỹ cho biết, tại sao tỷ lệ tử vong của bệnh lạ Quãng Ngãi lại cao như vây?

PGS. TS. BS. Phạm Duệ: Khi chẩn đoán nguyên nhân tử vong cụ thể của từng bệnh nhân là không được chính xác lắm. Khi tôi nghiên cứu bệnh án của y t ế địa phương thì thấy nhiều bệnh án với điều kiện của các trạm y tế và bệnh viện địa phương không có đầy đủ các xét nghiệm nên việc xác định nguyên nhân tử vong là rất khó. Và tôi tin chắc rằng trong những cái chết được địa phương thống kê là «do bệnh lạ» không  phải chết là do một bệnh lý mà nó cũng gồm nhiều bệnh khácnhau. Chẳng hạn như có bệnh nhân chết do suy gan cấp do viêm gan nhiễm độc cấp, nhưng có bệnh nhân chết do sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn máu gây suy đa tạng... đó là những bệnh nhân mà tôi đã được chứng kiến. Còn có những bệnh nhân tử vong mà tôi không được chứng kiến thì không loại trừ khả năng họ có thể chết do bệnh viêm da dày sừng nhưng còn có thêm bệnh khác lý khác thì tôi cũng không thể xác định được. Có những người như bệnh nhân Ân, trên báo nói rất nhiều, một người bị xơ gan giai đoạn cuối, rất nặng, được nhi ều thầy thuốc tới thăm tận nhà trong đó có cả lãnh đạo Bộ Y Tế, được đi chữa ở  các bệnh viện vài đợt nhưng cũng không thể cứu được vì xơ gan giai đoạn cuối thì chỉ có thay gan may ra mới cứu được, điều bất khả thi với bệnh nhân này và với ngành y trong điều kiện không có ngân hàng gan. Xơ gan có thể do viêm gan virut, viêm gan do thuốc, viêm gan do hóa ch ất v.v. rất nhiều nguyên nhân nhưng xơ gan cũng có thể  do uống rượu, do ăn nhiều gạo mốc nên gan bị viêm, bị hoại tử dần dần, từng đợt; C ó  nhiều  nguy ê n nhâ n như thế tuy nhiên ở đây, yếu tố mà chúng ta đã tìm thấy là do ăn gạo ủ , và cả do uống rượu. Ăn một lần thì có thể chưa bị làm sao, nhưng ăn nhiều lần, trong một thời gian dài thì nó nặng dần, nặng dần và bị xơ gan rồi suy gan, rồi tử vong.

Nói thế để thấy, nguyên nhân vì sao tử vong cao r ất có thể  là do không chỉ có một mình bệnh viêm da dày sừng bàn chân bàn tay mà còn có thể do nhiều bệnh khác nữa ở những bệnh nhân bị viêm da dày sừng bàn chân bàn tay nhưng  ch úng ta lại cộng cả vào cho là viêm da dày sừng gây chết và làm thành tỉ lệ tử vong cao giả của căn “bệnh lạ Quảng Ngãi”.

PV: Bác sỹ có nhận xét gì đặc biệt về môi trường sống của những bệnh nhân mắc bệnh?

PGS. TS. BS. Phạm Duệ: Điểm mà tôi thấy đặc biệt nhất chính là gạo ủ. Đường xá lầy lội, nhiều phân trâu thì miền Bắc ngày xưa cũng có nhiều, còn bây giờ ở một số nơi khác cũng vẫn còn. Cuộc sống nghèo khổ thì cũng  không phải chỉ ở đây mà ở  một số tỉnh biên giới phía Bắc có khi còn nghèo khổ hơn. Người nông dân ở một số nơi cũng đi chân đất nhiều nhưng cũng không bị bùng phát bệnh này. Nên điểm đặc biệt mà tôi thấy chính là người dân ở khu vực này quanh năm ăn gạo từ lúa ủ. Tất nhiên là tôi chưa đi hết tất cả các nơi, nên không biết ở những chỗ khác họ có ủ thóc gạo rồi nấu lên ăn hay không, nhưng ở Ba Tơ - Quãng Ngãi thì tôi thấy như vậy.

Thêm một điểm đặc biệt nữa là người dân ở khu vực bị bệnh đến bệnh viện điều trị nhưng rất hay trốn viện về nhà. Yếu mệt không thể về được thì đành chịu. Nhưng cứ điều trị đỡ đỡ một chút là trốn về nhà. Đã có nhiều bệnh nhân khoẻ mạnh, ăn được rồi, nhưng kêu ăn cơm bệnh viện chán lắm nên trốn viện về nhà ăn cơm gạo ủ và bệnh tái nặng thêm.


PV: Theo ghi nhận của bác sỹ thì hiện nay có trường hợp nào tái phát bệnh không?

PGS. TS. BS. Phạm Duệ: Trong buổi hội chẩn tr ực tuy ến với Quảng Ngãi tại Bệnh viện Bạch Mai vào chiều ngày 14/3/ 2014, thì tôi được cho biết có một số ca bị mắc bệnh trở lại tuy nhiên nhẹ hơn trước kia. Và những người này lại là những người tiếp tục ăn gạo ủ.

Tổn thương da dày sừng bàn chân bàn tay của họ cũng nhẹ hơn trước, tổn thương gan nhẹ hơn và Quảng Ngãi đang dồn sức chữa trị theo phác đồ. Nên tôi nghĩ phác đồ điều trị của Bộ Y tế ban hành đã giảm thiểu một phần lớn bệnh nhân bị bệnh.

PV: Bác sỹ có suy nghĩ gì về việc Bộ y tế công nhận việc đẩy lùi thành công bệnh lạ ở Quảng Ngãi là một thành tựu của nền y tế?

PGS. TS. BS. Phạm Duệ: Thời gian gần đây, c ó một số thông tin nói là chưa làm được gì mà Bộ Y tế đã gọi là thành tựu. Nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi, đây không phải là loại bệnh có một nguyên nhân, mà nó là tổng hợp của nhiều loại, nhiều nguyên nhân, và sau khi áp dụng các biện pháp phòng ngừa thì chúng ta đã ngăn chặn được đợt bùng phát của căn bệnh này trong một thời gian dài trong hơn nửa  năm cuối của  năm 2012. Đó chính là thành tựu. Còn không tiếp tục phòng ngừa thì bệnh quay trở lại là điều khó  trá nh khỏi.

PV: Bác sỹ có muốn nhắn gửi gì đến người dân ở khu vực đang bị bệnh?

PGS. TS. BS. Phạm Duệ: Trước hết  tôi chia sẻ  nỗi  lo lắng của  các  đồng nghiệp và  đồng bào Quảng Ngãi. Như với kinh nghiệm của  năm 2012 cho thấy phác đồ tổng hợp phòng tránh bệnh Viêm da dày sừng bàn chân bàn tay của Bộ Y Tế đã có hiệu quả. Vì vậy xin đồng bào không hoang mang, hãy tin tưởng vào Bộ Y tế và chính quyền. Hãy làm theo những hướng dẫn của chính quyền địa phương để đẩy lùi căn bệnh. Và một điều  tôi muốn nhấn mạnh nhất là: lúa gặt về cần được phơi khô, quạt sạch rồi hãy đóng bao, cất vào nơi khô ráo. Những nơi đã để lúa gạo ủ có nhiễm nấm mốc rồi thì cần phun thuốc diệt nấm và nên chuyển kho thóc sang nơi khác. Bao đựng thóc gạo cũng nên thay sau mỗi mùa sử dụng, dùng bao đựng mới.


Xin chân thành cảm ơn PGS.TS.BS!

Cùng chuyên mục

Nhận biết, sơ cứu ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm (NĐTP) do: (1) thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus) hoặc độc tố của vi...

Những điều cần biết về Methanol

Methanol là hóa chất lòng và là nguộn năng lượng bắt nguồn từ khí thiên nhiên, than, chất thải sinh...

Thải độc cơ thể đúng khoa học có dễ?

Môi trường ô nhiễm, thực phẩm không an toàn, việc sử dụng thuốc bừa bãi, không có chỉ định của bác...
https://jex.com.vn/tin-tuc/cot-song.html https://qik.com.vn/