TÓM TẮT THÀNH TÍCH
§ Lâm sàng:
- Hàng năm chẩn đoán, điều trị tại Trung tâm gần 2000 bệnh nhân ngộ độc với nhiều loại ngộ độc đặc biệt, phức tạp: các hoá chất bảo vệ thực vật, rắn độc cắn, ong đốt, nấm độc, thực vật độc,…Phần lớn các bệnh nhân ngộ độc nặng.
- Xây dựng thành công nhiều phác đồ chẩn đoán điều trị các loại ngộ độc đặc trưng của Việt Nam, đặc biệt phospho hữu cơ, nereistoxin, ong đốt, rắn cắn.
- Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng các thuốc giải độc và kỹ thuật giải độc : than hoạt Antipois-Bmai, huyết thanh kháng nọc rắn Việt Nam, bộ rửa dạ dày hệ thống kín Việt Nam, lọc huyết tương và lọc máu liên tục, lọc máu hấp phụ.
- Giảm tỷ lệ tử vong do ngộ độc từ 8,5% (1998) xuống dưới 1%. Tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân ngộ độc phospho hữu cơ tại đơn vị là 1,84%, cho tới nay thấp nhất trên thế giới.
- Kêu gọi cộng đồng, tổ chức quyên góp giúp các bệnh nhân nghèo bị ngộ độc: thường xuyên thực hiện, luôn được cộng đồng ủng hộ và cứu giúp được nhiều bệnh nhân.
- Cấp cứu ngoại viện: cử các tổ y tế trực cấp cứu ngoại viện, phục vụ tại chỗ các sự kiện lớn trong nước (SEA games, ASEM, Hội nghị Đảng toàn quốc,...).
§ Xét nghiệm:
- Xét nghiệm độc chất định tính được phần lớn các trường hợp ngộ độc thuốc, hoá chất bảo vệ thực vật, ma tuý, thực vật độc thường gặp.
- Xét nghiệm định lượng với paracetamol, phenobarbital.
- Các phương pháp xét nghiệm: xét nghiệm nhanh, sắc ký lớp mỏng, sắc ký lỏng cao áp.
§ Đào tạo, chỉ đạo tuyến:
- Phối hợp với bộ môn Hồi sức cấp cứu, trường Đại học Y Hà Nội, đào tạo chứng chỉ độc học cho bác sỹ nghiên cứu sinh, chuyên khoa, thạc sỹ, bác sỹ nội trú, sinh viên và điều dưỡng tại bệnh viện Bạch Mai và các địa phương: hàng nghìn học viên.
- Phối hợp với phòng chỉ đạo tuyến (nay là Trung tâm đào tạo) bệnh viên Bạch Mai, WHO, các tổ chức phi chính phủ mở 60 lớp đào tạo lại, chỉ đạo ngành ở 8 vùng, 43 tỉnh trên toàn quốc.
- Tham gia các hoạt động thuộc đề án 1816, đã cử 6 lượt bác sỹ, điều dưỡng tới 6 tỉnh công tác.
- Tham gia đề án bệnh viện vệ tinh của Bộ Y tế, viết sách, tài liệu, tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành trực tuyến 1 buổi/tháng.
- Phối hợp với Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam hàng năm tổ chức các hội nghị, trong đó có Hội nghị Chống Độc toàn quốc tháng 09/2002 (lấy tên là Hội Nghị tập huấn chống độc toàn quốc lần thứ 3, 350 đại biểu), Hội thảo chống độc Việt Nam - Mỹ tháng 11/2008 (hơn 200 đại biểu).
§ Viết sách: Viết 18 sách về chống độc, hồi sức cấp cứu, quy trình kỹ thuật, điều dưỡng và phòng chống tai nạn thương tích (tham gia và chủ biên).
§ Nghiên cứu: Thực hiện 1 đề tài nhánh cấp Nhà nước, 5 đề tài cấp Bộ, gần 100 đề tài cấp bệnh viện.
§ Thông tin:
- Tuyên truyền phòng chống ngộ độc bằng: poster, qua các đài phát thanh, truyền hình, website TTCĐ, giảng bài ở các địa phương.
§ Các hoạt động quốc tế:
- Thuộc danh mục các Trung tâm chống độc khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế thế giới.
- Được công nhận là một trong các trung tâm đào tạo lại về chẩn đoán và điều trị ngộ độc của Tổ chức Y tế Thế giới.
- Là thành viên và tham gia hội chống độc Châu Á Thái Bình Dương (APAMT), hội chống độc Mỹ (ACMT).
- Cử cán bộ và trang thiết bị trực tiếp tham gia hỗ trợ y tế trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào, năm 2004.
- Tổ chức thành công khóa đào tạo chẩn đoán và điều trị ngộ độc cho 27 bác sỹ Ấn Độ (phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới), tháng 5-6/2009.
- Đăng cai tổ chức thành công Hội nghị chống độc khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 9, tại bệnh viện Bạch Mai, tháng 11 năm 2010 với sự tham gia của 19 nước ở hầu hết các khu vực trên thế giới.
- Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ: UNICEP, SIDA, Counterpart International, Saint Anthony Foundation – Mỹ.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
§ Hoàn thiện trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai với nhiệm vụ trung tâm chống độc quốc gia. Góp phần xây dựng mạng lưới chống độc trên cả nước.
§ Hoạt động phòng chống ngộ độc trong các lĩnh vực: độc học môi trường và độc học nghề nghiệp, thuốc và sử dụng thuốc an toàn.
§ Mở rộng hợp tác phát triển với các đối tác trong và ngoài nước trong phòng chống nhiễm độc.
KHEN THƯỞNG VÀ GIẢI THƯỞNG:
- Đạt các danh hiệu Tổ lao động xuất sắc, bằng Lao động sáng tạo, Hội thao kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ của bệnh viện.
Sơ lược thành tích của đơn vị:
Năm |
Bằng khen |
Ngày ký QĐ |
Số QĐ |
2000 |
Tập thể lao động xuất sắc |
29/03/2000 |
987/QĐ-BYT |
2001 |
Tập thể lao động xuất sắc |
28/05/2001 |
1962/QĐ-BYT |
2002 |
Tập thể lao động xuất sắc |
22/02/2003 |
519/QĐ-BYT |
2003 |
Bằng khen của Bộ Y Tế |
19/02/2003 |
524/QĐ-BYT |
2003 |
Tập thể lao động xuất sắc |
26/05/2003 |
1749/QĐ-BYT |
2004 |
Tập thể lao động xuất sắc |
12/04/2004 |
1281/QĐ-BYT |
2005 |
Giải thưởng Phụ nữ Việt nam (tập thể nữ TTCĐ) |
2005 |
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam |
2006 |
Tập thể lao động xuất sắc |
07/03/2006 |
170/QĐ-BYT |
2006 |
Bằng khen của Bộ Y Tế |
31/08/2006 |
3268/QĐ-BYT |
2007 |
Bằng khen của Chủ tịch tỉnh Tuyên Quang(2000-2006) |
23/01/2007 |
121/QĐ-BYT |
2007 |
Tập thể lao động xuất sắc |
15/06/2008 |
2119/QĐ-BYT |
2008 |
Tập thể lao động xuất sắc |
30/06/2008 |
2329/QĐ-BYT |
2008 |
Bằng khen của Bộ Y Tế |
26/08/2008 |
3156 /QĐ-BYT |
2009 |
Bằng khen của Thủ tướng chính phủ. |
16/12/2009 |
2117/QĐ-TT |
Ngày 30 tháng 03 năm 2012
Lãnh đạo TTCĐ
TS. Phạm Duệ