A: Số 78, Đường Giải Phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội

E: pcc@bachmai.edu.vn

P: 0243.869.3731 (Máy lẻ 6821)

Dùng thuốc nam có chì để tăng khả năng có thai gây ngộ độc

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần biết đền nguy cơ ngộ độc chì do dùng các loại thuốc nam trái phép để chữa nhiều chứng bệnh khác. Trong bài này, chúng tôi xin nêu một trường hợp dùng thuốc nam với mục đích tăng khả năng có thai đã dẫn tới ngộ độc chì.

Chị Lê Thị Nh. 22 tuổi, ở Ninh Bình, sau 8 tháng lập gia đình chưa có thai được bạn giới thiệu đến nhà ông lang L. ở cùng huyện để được bắt mạch và kê thuốc. Chị Nh. được dùng 3 loại thuốc, 1 loại thuốc dạng lá để sắc uống và 2 loại viên để uống. Sau 10 ngày dùng thuốc, chị Nh. thấy đau mỏi toàn thân, cảm giác trống ngực, đau bụng, tới Trung tâm chống độc ngày 26/06/2012 được khám kiểm tra và được xác định bị ngộ độc chì, nồng độ chì máu 59,02 mcg/dL (nồng độ cho phép thấp hơn 10mcg/dL).

Chị Nh. cũng được biết, 3 người khác cùng quê cũng uống thuốc nam của ông lang L. là Hoàng Thị M. (người bạn đã giới thiệu), Nguyễn Thị Y. và Ninh Thị V. sau đó đều bị nhiễm độc chì. Nồng độ chì máu của chị M. là 63,3 mcg/dL và của chị V. là 76,44 mcg/dL.

Hiện nay, chị Nh., chị M. và chị V. đều đang được điều trị giải độc.

Chì là một kim loại rất độc, hoàn toàn không có tác dụng làm tăng khả năng có thai, ngược lại gây giảm khả năng sinh sản của cả nam và nữ. Chì từ máu của mẹ dễ dàng sang bào thai và gây độc với con. Mẹ mang thai bị ngộ độc chì thì con chắc chắn bị ngộ độc chì đồng thời mẹ dễ bị sảy thai, để non. Chì đặc biệt ảnh hưởng tới phát triển thể chất và tinh thần của trẻ ngay từ khi bào thai. Việc dùng thuốc nam có chì nhằm tác dụng tăng khả năng có thai là phản khoa học và gây hại thêm cho bệnh nhân.

Chị Nh. đã bắt đầu được điều trị giải độc chì. Tuy nhiên chị được khuyên chưa nên có con cho tới khi nồng độ chì máu giảm trở về mức an toàn. Dự tính quá trình điều trị giải độc cho chị phải mất nhiều tháng.

Chúng tôi xin nêu trường hợp trên để bạn đọc luôn cảnh giác với các thuốc nam có chứa chì, không chỉ các “thuốc cam” cho trẻ em mà còn các dạng thuốc khác có dạng bột hoặc viên không có nhãn mác và cấp phép rõ ràng bởi các cơ quan chức năng.

TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Cùng chuyên mục

Nhận biết, sơ cứu ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm (NĐTP) do: (1) thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus) hoặc độc tố của vi...

Những điều cần biết về Methanol

Methanol là hóa chất lòng và là nguộn năng lượng bắt nguồn từ khí thiên nhiên, than, chất thải sinh...

Đẩy lùi bệnh lạ Quảng Ngãi chính là thành tựu

Vào giữa tháng 3 khi có hiện tượng trở lại của "bệnh lạ" Quảng Ngãi. Nhiều phóng viên đã phỏng vấn...
https://jex.com.vn/tin-tuc/cot-song.html https://qik.com.vn/